Đền Hạ, nơi thờ Đức Tổ Lạc Long Quân

Thứ hai - 06/08/2018 08:26
Đền Hạ
Đền Hạ, nơi thờ Đức Tổ Lạc Long Quân

Viếng Đền Hạ, thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Một lần về Thanh Oai, viếng thăm Đền Hạ, tôi mới rõ ngọn ngành ngôi đền này đã có từ gần hai ngàn năm trước, trải qua bao biến thiên gắn liền lịch sử đất nước, là nơi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân của người Việt Nam.

Đền Hạ - Đền thờ gốc, nơi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân hiện ở thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội. Thời xa xưa, Đền Hạ thuộc vùng châu thổ sông Hồng, phủ Ứng Thiên, Đỗ Động Giang.

Trong truyền thuyết Âu Cơ, khi chia tay Vợ Âu Cơ và con cái, Đức tổ Lạc Long Quân đã xuôi về Bình Đà cùng lớp lớp hậu duệ lập doanh trại, lập ấp, phát triển nền văn minh Văn Lang hơn 2600 năm, trải qua 18 triều đại Hùng Vương.

Theo Cổ Lôi ngọc phả hiện đang lưu giữ tại Đền Hùng có ghi chép nơi táng Đức Lạc Long Quân tại Ba Gò, ở phía trước Đền Hạ. Do biến thiên của thời gian, khu vực này còn lại hai Gò dù tên cổ xưa là Ba Gò. Cách đây không lâu một người dân tại địa phương này tìm vị trí táng mộ cho người thân đã đào đúng vị trí có hàng ngàn viên gạch xếp thành lớp, trong đó có một viên còn nguyên vẹn, hình kỳ lạ. Viên gạch đã được giám định có tuổi hơn 2000 năm. Và nơi này được cho rằng là nơi táng Đức Tổ Lạc Long Quân, phù hợp với vị trí đựơc truyền miệng của người Bình Đà bao đời nay.

Đền Nội đã bốn lần bị đốt phá. Lần thứ nhất do Mã Viện là viên tướng nhà Đông Hán. Kẻ đã dập tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 43.
Lần thứ hai bởi Cao Biền là một tướng cũng là tay trùm phong thủy, bòi chú. Cao Biền được nhà Đường sai phái sang nước ta làm An nam đô hộ sứ, nhận thấy vùng Bình Đà là đất rồng chầu hổ phục nên đã đốt phá đền. Lần thứ ba là bởi Mã Kỳ -
tên tướng nhà Minh tiến hành đốt phá trong thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Mã Viện đã biến khu vực Đền làm đồn lũy. Lần thứ tư là thời chiến tranh chống Pháp.

Về Thanh Oai, đất địa linh nhân kiệt mới hiểu thêm truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ với sự nhất quán về nguồn gốc dân tộc trong cái đặc trưng ĐỒNG BÀO là hình ảnh Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc 100 trứng. Lạc Long Quân truyền xuống đời tiếp theo là Hùng Quốc Vương tự Phúc Lân. Truyền thuyết Âu Cơ- Lạc Long Quân được viết vào sử sách từ đời nhà Trần bởi danh sĩ Trần Thế Pháp trong thư tịch Lĩnh nam chích quái. 50+50=100 trứng, nở thành 100 chàng trai. Ấy chính là 100 đinh nối dòng thời Hùng Vương. Và nỗi bật là 18 vị Vua Hùng có công lớn nhất về mở, thống nhất và ổn định đất nước gọi là 18 ĐỜI HÙNG VƯƠNG. Thực ra phải hiểu là 18 triều Hùng Vương, kéo dài 2622 năm của Nhà nước Văn Lang. Mỗi triều Hùng Vương có số Đời nổi dòng khác nhau. Trung bình 25 năm / một Đời. 50 con lên non theo Mẹ, 50 con xuống biển theo Cha là câu chuyện ước lệ, mang tính biểu đạt khát vọng mở mang, ổn định bờ cõi của Dân tộc ta!

Trong gia phả Hoàng tộc Nhà Lê (Hoàng Lê Ngọc phả) có viết về truyền đời từ Lạc Long Quân như sau:
Lạc Long quân thú Đế Lai nữ viết. Thế thế dĩ phụ truyền tử viết phụ đạo. Hùng vương kiến quốc hiệu Văn Lang truyền thập bát thế tôn nhị thiên lục bách dư kỵ hồ hậu thế (Hình 2).

Tôi muốn nói lời cảm ơn em Lê Tuấn Hùng, fb Tuan Hung - Tổng GĐ Tập đoàn INSERCOM đã tạo điều kiện hết mình về phương tiện đi lại, anh Dũng Trịnh là Anh bạn đường trong câu chuyện này.
Nho Le Van

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây