Lê Đại tộc Kinh triệu quận

Thứ hai - 14/08/2017 14:38
Lê Đại tộc Kinh triệu quận


LƯỢC SỬ GIA PHẢ DÒNG HỌ LÊ KINH TRIỆU QUẬN


Con cháu có mang Họ Lê có tinh thần Thân tộc nên tìm hiểu về cội nguồn dòng họ

-Thái hậu Dương Vân Nga truyền lệnh mời thập đạo tướng quân Lê Hoàn về triều , đem áo long bào của tiên đế trao cho Lê Hoàn vào năm 980 .
PHÁ TỐNG :
Lê Hoàn lên ngôi vua , lấy hiệu là Lê Đại Hành , tên nước vẫn là Đại Cồ Việt , đóng đô ở Hoa Lư .
Ông ban bố định chế triều nghi , ân xá mọi việc trong thiên hạ , chuẩn bị lực lượng phá Tống .năm 981 , quân Tống chia làm 2 đạo quân tiến vào nước ta , bộ quân đánh vào Lạng Sơn , thuỷ quân men theo sông Bạch Đằng mà tiến.
Ông bố trí cho đóng cọc vót nhọn trên sông Bạch Đằng và cử quân chặn bước chân của giặc tại đó .
Riêng ông đích thân chỉ huy quân chủ lực án binh trên rừng núi Chi Lăng ngăn đường bộ của địch .
Đoàn quân thiện chiến của giặc bị đánh tơi bời trên cửa sông Bạch Đằng .
Tại ải Chi Lăng , xác giặc chết ngổn ngang , tướng giặc phải tử trận , số khác bị bắt sống , số còn lại phải hốt hoảng tháo chạy về nước .
Nước ta hoàn toàn sạch bóng quân thù.
Nhờ tài thao lược và mưu trí ,
Lê Hoàn đã đánh bại kẻ thù trên cả 2 trận Bạch Đằng và Chi Lăng , giết được tướng giặc Hầu Nhân Bảo , bảo vệ nền độc lập .
BÌNH CHIÊM:
Ở phía Nam thường xuyên bị các bộ tộc Chăm xâm chiếm , năm 982 ,
Lê Hoàn thân chinh cầm quân đánh quân Chăm đến tận làng Nguyệt Biều ( Thừa Thiên - Huế) ,
khai mở đất từ nam Thanh Hoá đến Nghệ Tĩnh .
Đây là đợt mở cõi đầu tiên xuống phía nam trong lịch sử dựng nước của đất nước ta .
DẸP MAN :
Lê Hoàn thân chinh dẹp yên cuộc nổi dậy của 49 động Mường tại Hà Nam , vua sai đem 3 vạn quân khai mở đường bộ từ Châu Ái đến Châu Địa Lý , đó là đường bộ Bắc Nam đầu tiên của nước ta .
Vua ở ngôi được 26 năm , từ 980 –1005 , 3 lần đặt niên hiệu :
* Thiên Phúc: 980 – 988
* Hưng Thống: 989 – 993
* Ứng Thiên: 994 – 1005
Đền thờ vua tại xã Trường Yên ,huyện Gia Viễn , nay huyện Hoa Lư , Ninh Bình . Lễ hội hằng năm diễn ra từ ngàymồng 4 đến 11 tháng 3 âm lịch .
Vua sanh hạ các ngài :
LONG THÂU
LONG TÍCH
LONG VIỆT
LONG ĐINH
LONG ĐĨNH
LONG CÂN
LONG TUNG
LONG TƯỞNG
LONG KÍNH
LONG MANG
LONG ĐỂ.
MINH XƯỞNG
Từ năm 989 đến năm 995 , Lê Đại Hành hoàng đế đã lần lượt phong vương cho các hoàng tử gồm 13 tước vương ( trong đó có một người con nuôi tước Phù Đái Vương , đóng quân ở Phù Đái) , chia nhau ở các châu quận .
8 vị hoàng tử đều được phân công phía bắc Hoa Lư , ở 2 bên bờ bắc – nam sông Hồng hiện nay .
Một hoàng tử đóng quân ở Vũ Lung ( thuộc Thanh Hóa ngày nay ) phía nam Hoa Lư .
Qua các danh hiệu , tước vương của các hoàng tử đã gợi lên nhiệm vụ , sứ mạng mà vua cha đã đặt ra .
4.1 LÊ LONG THÂU :
Ông là con trưởng của Lê Đại Hành hoàng đế , được phong tước Kình Thiên Đại Vương năm 989 .
Ông mất sớm .
4.2 LÊ LONG TÍCH ( NGÂN TÍCH ):
Ông là con thứ 2 của Lê Đại Hành hoàng đế , được phong tước Đông Thành Vương năm 989 .
Nguyên con trưởng là Lê Long Thâu mất sớm , ông là con thứ 2 , đáng lẽ phải được lập làm thái tử , nhưng vua cha lại muốn lập Lê Long Đĩnh lảm thái tử .
Ông buồn phiền và triều thần cũng khuyên vua không nên bỏ trưởng lập thứ . Sau đó vua cha lập người em thứ 3 của ông là Long Việt làm thái tử vào năm 1004 , cùng lúc đó đồng gia phong tước cho ông .
Sau khi Long Đĩnh tự lập làm vua , ông chán nản bỏ trốn nhưng sau đó ông bị hại chết ở Thạch Hà .
4.3 LÊ LONG VIỆT ( HUYÊN ):
Sinh năm Quý Mùi 983 , mất năm Ất Tỵ 1005 , miếu hiệu Lê Trung Tông . Ngài là con thứ 3 của Lê Đại Hành hoàng đế .
Ông được phong Nam Phong vương năm 989 , đã được vua cha định ngôi thái tử thay cho Lê Long Đinh và Long Tích , nhưng khi vua cha mất , các anh em tranh nhau ngôi báu .
Tháng 10 năm 1005 , ông được gia phong , nhưng chỉ được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh bức hại .
4.4 LÊ LONG ĐINH:
Thái tử con vua Lê Đại Hành , được phong tước Ngự Man Vương n ăm 991 , đóng quân ở Phong Châu .
Ông từng theo cha đi đánh giạc nhiều nơi , từng tham dự đánh Tống , phạt Chiêm , uy danh lừng lẫy .
Đến khi vua cha qua đời , nhìn thấy cảnh tranh ngôi bá đồ vương , cốt nhục tương tàn , ông chán ngán bỏ kinh sư về chốn ruộng vườn ẩn dật .
4.5 LÊ LONG ĐĨNH:
Sinh năm Ất Dậu ( 985 ) , mất năm Kỷ Dậu ( 1009 ) , được phong tước Khai Minh Vương năm 992 , đóng quân ở Đằng Châu Phần Kim Động .
Tháng 10 năm Ất Tỵ , ông lên ngôi vua . Ông mất lúc 24 tuổi , ở ngôi được gần 4 năm . Gồm 2 niên hiệu :
Ứng Thiên ( 1005 – 1007 )
Cảnh Thụy ( 1008 – 1009 )
4.6 LÊ LONG CÂN:
Ông là con thứ 6 của Lê Đại Hành hoàng đế , được phong tước Ngự Bắc Vương năm 991 , đóng quân tại Phù Lan , vùng Phù Vệ , Đường Hào .
4.7 LÊ LONG TUNG:
Ông là con của Lê Đại Hành hoàng đế , được phong tước Phiên Định Vương năm 993 , đóng quân tại Tư Doanh , Ngũ Huyện Giang .
4.8 LÊ LONG TƯƠNG:
Ông là con của Lê Đại Hành hoàng đế , được phong tước Phó Vương năm 993 , đóng quân tại Đỗ Động Giang .
4.9 LÊ LONG CẢNH ( LONG KÍNH ):
Ông là con của Lê Đại Hành hoàng đế , được phong tước Trung Quốc vương năm 993 , đóng quân tại Càn Đà , Mạt Liên .
Khi Lê Long Đĩnh hại anh để chiếm ngôi , ông không phục , bèn hợp với Ngự Bắc Vương Lê Long Cân chiếm giữ trại Phù Lan , thuộc xã Phù Vệ huyện Đường Hào , Hải Dương .
Lê Long Đĩnh sai tướng đi dẹp , nhưng ông vẫn dũng cảm chống cự .
Cuộc chiến tan rã khi sự nghiệp nhà Lê về tay nhà Lý .
4.10 LÊ LONG MANG :
Ông là con của Lê Đại Hành hoàng đế , được phong tước Nam Quốc Vương năm 994 , đóng quân tại Vũ Lung .
4.11 LÊ LONG ĐỂ:
Ông là con của Lê Đại Hành hoàng đế , được phong tước Hành Quân Vương năm 995 , đóng quân tại Bắc Ngạn , Cổ Lãm .
4.12 LÊ MINH XƯỞNG :
Ông là con thứ của Lê Đại Hành hoàng đế , em vua Lê Ngoạ Triều ( Long Đĩnh ) . Khi Lê Long Đĩnh lên ngôi , ông phục vụ dưới trướng .
Vua lê Ngoạ Triều là người rất sùng bái đạo phật , ông đã cho Lê Minh Xưởng cùng với quan trưởng thư ký Hoàng Thành Nhã sang nhà Tống ( TQ ) thỉnh kinh Kim Cương và kinh Điạ Tạng , mở đầu cho sự hưng thịnh của phật giáo dưới triều Lý sau này .
ĐỆ NGŨ TỔ
LÊ LONG ĐINH THÁI TỬ
TƯỚC NGỰ MAN VƯƠNG



Thái tử con vua Lê Đại Hành , tước Ngự Man Vương .
Ông từng theo cha đi đánh giạc nhiều nơi , từng tham dự đánh Tống , phạt Chiêm , uy danh lừng lẫy . Đến khi vua cha qua đời , nhìn thấy cảnh tranh ngôi bá đồ vương , cốt nhục tương tàn , ông chán ngán bỏ kinh sư về chốn ruộng vườn ẩn dật .
ĐỆ LỤC TỔ
PHÒ MÃ ĐÔ UÝ - TRUNG THƯ LỆNH
LÊ TÔNG THUẬN
Ông là cháu nội của Lê Đại Hành hoàng đế , là Châu Mục châu Phong , được vua Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành vào tháng 3 năm 1036 .
Tháng 3 năm 1063 , phò mã Lê Tông Thuận dược vua Lý Thái Tông cử làm chánh sứ , đến Quế Châu ( Trung Quốc ) đòi lại các động đã mất vào tay Tống trước đây .
Vua Tống Anh Tông ra lệnh trả các đất ấy cho Đại Việt .
ĐỆ THẤT TỔ
LÊ ĐẠC
Ông là con của phò mã đô úy – trung thư lệnh Lê Tông Thuận thời Lý .
Ông làm quan đến chức Minh Tự . Sử sách có chép , ông có 2 người con :
LÊ KIẾM - Tam nguyên đô tuần kiểm .
LÊ THƯỚC - Thiền sư .
7.1 LÊ KIẾM :
7.2 LÊ THƯỚC :
Là thiền sư đời Lý Anh Tông , pháp danh Trí Thiện , đạo hiệu Tĩnh Lư . Quán Châu Phong ( Sơn Tây ) . Ông là cháu gọi vua Lê Đại Hành bằng tằng tổ ( cháu 5 đời ) , gọi Ngự Man Vương Lê Long Đinh bằng cố nội , gọi phò mã Trung thư lệnh Lê Tông Thuận bằng ông nội , gọi Minh Tự Lê Đạt bằng cha , Tam nguyên Đô Tuần Kiểm Lê Kiếm bằng anh .
Ông từng ứng thí , thi đỗ đến tiến sĩ được phong chức Cung hậu Thư gia . Năm 27 tuổi , một hôm nghe sư Giới Không giảng đạo , ông phát tâm tu ở chùa Từ Sơn xứ kinh bắc .
Trở thành người đứng đầu thế hệ thứ 16 dòng thiền Nam Phương .
Thái Uý Tô Hiến Thành và Thái Bảo Ngô Hoà Nghĩa rất mến chuộng ông và xem ông như bậc thầy . Hai triều Lý Anh Tông và Lý Cao Tông có mời ông ra làm quan nhưng ông đều từ chối .
ĐỆ BÁT TỔ
TAM NGUYÊN ĐÔ TUẦN KIỂM
LÊ KIẾM
HẬU LÊ
TỔ 1
TRIỆU TỔ CAO THƯỢNG TỔ HOÀNG ĐẾ
Lê Thứ ( Lê Mỗi )
PHỔ TỪ HOÀNG THÁI HẬU
Đinh Thị ( trưởng nữ quan phụ đạo Bái Đô Trang )

皇帝
- 長女
Tổ quê ở phủ Thanh Hoá , huyện Lương Giang , thôn Như Áng ( Như Ưởng ) xã Khả Lam , huyện Lương Giang , Ái Châu , nay xã Xuân Lam , huyện Thọ Xuân , Thanh Hoá . Sau đó theo về quê vợ ở huyện Lôi Dương .
Ngày 20 tháng giêng , ngài thăng hà, táng tại xã Bái Đô núi Trang Lãnh . Ngày 15 tháng 10 năm Mậu Thân ngài được tôn phong Hoàng Đế nghinh vào điện Tuyên Nhơn hương khói phụng sự.
TỔ 2
TẰNG TỔ CAO THƯỢNG TỔ MINH HOÀNG ĐẾ
LÊ HỐI
TẰNG TỔ TỶ CAO MINH HOÀNG THÁI HẬU
NGUYỄN THỊ NGỌC LỘC



Quán xã Xuân Lam , Thọ Xuân , Thanh Hoá .
Tằng tổ là người hiền lành nhưng trí lo xa , một hôm dạo chơi trên núi Lam Sơn , huyện Lương Giang thấy đàn chim bay rất đông quanh quẩn dưới chân núi trông như đám người hội tụ . Tằng tổ cho rằng đây là chỗ đất lành chim đậu , bèn dời nhà đến đó để ở , tức là vùng đất Lam Sơn .
Ông tổ chức khai hoang , phục hoá trồng tỉa . Sau 3 năm đã kiến tạo một sản nghiệp lớn , con cháu ngày một đông , gia nhân ngày một nhiều , nối đời làm hào trưởng cả một vùng núi Lam Sơn .
Sau khi thăng hà táng tại huyện Lương Giang, hiệu lăng là Lai Viên , ngày 15 tháng 10 năm Mậu Thân , vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế phong cho tổ là Tằng Tổ Khảo hiệu Huyền Tổ Cao Hoàng Đế và xây dựng điện Tiên Du để hương khói phụng sự .
Đức Chơn Từ Hoàng Thái hậu , họ Nguyễn huý Lộc , quê quán tại Cổ Lôi Dương , nguyên sanh một người con là ngài LÊ THINH .
Sau khi thăng hà , đức bà táng tại bổn quán . Ngày 15 tháng 10 năm Mậu Thân , vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế phong cho bà là Chơn Từ Hoàng Thái Hậu và xây diện Tuyên Nhơn hương hoả phụng sự .
TỔ 3
TUYÊN TỔ PHƯỚC HOÀNG ĐẾ
LÊ THINH (DINH)
TRINH TỪ HOÀNG THÁI HẬU
NGUYỄN THỊ LÀNG



Tuyên Tổ Phúc Hoàng Đế , tánh Lê húy Thinh . Hoàng tổ nối nghiệp tiền nhân , gia cư ngày càng thêm củng cố , gia thuộc thân tín , tôi tớ có thêm hàng ngàn người , xa gần người người đều qui phục .
Ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mẹo , ngài thăng hà , táng tại Bình Lai , hiệu Lăng là Táng Sơn . Ngày 15 tháng 10 n ăm Mậu Thân , vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế tôn phong : Tuyên Tổ Phước Hoàng Đế và nghinh về điện Lam Kinh hương hoả phụng sự .
Đức bà họ Nguyễn tên húy là Làng ,quán ở thôn Chiêu Bố , nguyên sanh 2 người con :
1. LÊ TÒNG
2. LÊ KHOÁNG
Đến ngày 26 tháng 2 giờ Mùi , năm Kỵ Tỵ , ngài thăng hà , táng tại thôn Bình Diên , hiệu lăng là Thọ Mạng Nham . ngày 15 tháng 10 năm Mậu Thân , vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế tôn phong Hoàng Tổ Tỷ hiệu Trinh Từ Hoàng Thái Hậu và xây điện Tích Nhơn để hương hoả phụng sự .
TỔ 4
HIỂN TỔ CAO HOÀNG ĐẾ
LÊ KHOÁNG
HIỂN TỪ HOÀNG THÁI HẬU
TRỊNH THỊ NGỌC THƯƠNG



Hiển Tổ Cao Trạch Hoàng Đế , tên húy là KHOÁNG , ngài là người giàu lòng nhân ái phúc hậu , hiền lành vui vẻ , và làm nhiều việc thiện .
Luôn lấy lẽ nghĩa nuôi dưỡng tân khách , thương yêu nhân dân, chu cấp cho người nghèo khổ , giúp đỡ người tật bệnh , nên nhân dân đều phụ cân đức của người .
Ngày 28 tháng 10 giờ Tỵ năm Canh Tý ngài thăng hà , táng tại Lương Giang , hiệu lăng là Chiêu Nghi Giản Phật Hoàng .Sau khi đánh dẹp quân Ngô , năm Mậu Thân , vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế lên ngôi hoàng đế vào ngày 15 tháng 10 , sau đó tôn phong Hoàng Khảo hiệu là Cao Trạch Hoàng Đế và nghinh vào điện Lam Kinh hương khói phụng sự .
Đức Hiển Từ Hoàng Thái Hậu họ Trịnh tên húy Thương , quê ở Cổ Lôi Dương , Thuỷ Trú . Bà sinh được 3 trai v à 3 gái :
1 .LÊ HỌC – Chiêu Hiếu Đại VươnG
2 .LÊ TRỪ – Hoằng Vũ ĐạiVương
3 .LÊ LỢI – Thái Tổ Cao Hoàng Đế
4 .LÊ THỊ NGỌC TÁ
5 .LÊ THỊ NGỌC VINH
6 .LÊ THỊ NGỌC TIÊN
Ngày 26 tháng 6 năm Tân Sửu , đức bà thăng hà và táng tại bổn quán , xứ Bình Lai , hiệu lăng là Thuỷ Trú , ngày 15 tháng 10 năm Mậu Thân , được tôn phong là Hiển Từ Hoàng Thái Hậu và xây Từ Đường Lăng để hương khói phụng sự .
LÊ HỌC – Tôn phong Chiêu Hiếu Vương
TRẦN THỊ NGỌC DUẪN - Thận Từ Thái Phi

-
-
Ngài Chiêu Hiếu Vương họ Lê tên húy Học , cha là Hiển Tổ Cao Hoàng đế tên huý Khoáng , mẹ là Trịnh Thị Ngọc Thương .Ngài là con trưởng , thừa kế nghiệp cha .
Ngày mồng 4 tháng 4 giờ thìn năm Nhâm Tý ngài thăng hà , táng tại quê nhà gần mộ tổ , hiệu lăng là Lam Sơn Lăng .Ngày 10 tháng giêng năm Giáp Dần , vua Thái Tôn Văn Hoàng đế tôn phong cho hoàng bá hiệu là Chiêu Hiếu Vương , xây điện thờ tại Bái Đô Trang hiệu là Tuyên Hoàng Nhơn . Sau vua hạ chiếu rước vương vị của ngài về kinh để hương hoả phụng sự .
Đức Thận Từ Thái Phi họ Trần huý Ngọc Duẫn , người ở Bái Đô trang , Lôi Dương huyện , là con gái của ông Trần Gia Định Vương .
Sanh hạ các ngài :
1. LÊ THẠCH – Trung Vũ Đại Vương
2. LÊ THỊ NGỌC LỮ – Quận chúa
3. LÊ THỊ NGỌC NGHĨA – Quận chúa
Sau khi mất táng tại quê nhà gần lăng đức Phổ từ , đến ngày 10 tháng 1 năm Giáp Dần , vua Thái Tôn Văn Hoàng Đế tôn phong cho bác dâu hiệu là Thận Từ Thái Phi và rước vào điện Tuyên Nhơn hương khói phụng sự .
LÊ THẠCH –Trung Vũ Đại vương
Lê Thạch là cháu nội của ngài Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Thương , là con của Chiêu Hiếu Đại Vương LÊ HỌC , gọi ngài LÊ TRỪ và LÊ LỢI bằng chú ruột .
Ông là một trong những người đầu tiên hưởng ứng nhiệt liệt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn . Lúc bấy giờ , ông đã là một thanh niên cường tráng và nổi danh có chí khí hơn người , ông có công lao đóng góp rất to lớn cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những ngày gian khổ .
Năm 1418 , khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa , ông là một trong những tướng tâm phúc của nghĩa quân . Tuổi trẻ lại tài cao lại giàu lòng nhân ái vì thế Lê Thạch được binh sỹ dưới quyền rất kính phục. Sinh thời , Lê Thạch được Bình Định vương Lê Lợi phong tới chức Thiết Kỵ Vệ Thứ Thủ , tước Lương Nghĩa Hầu - tước thuộc hàng cao cấp nhất của các tướng lúc bấy giờ .
Từ năm 1418 đến năm 1421 , ông đã tham gia nhiều trận đánh khác nhau , trong đó có 4 trận lớn , cả trong 4 trận ấy, ông đều được coi là người lập công đầu .
Tháng 12 năm 1421 , vua đem quân về đóng tại Sách Thuỷ . Khi ấy tù trưởng của Ai Lao là Mãn Sát đã lâm vào thế đường cùng nên muốn tìm kế hoà hoãn để đợi viện binh .
Chỉ có tướng mang hàm Bình Chương là Lê Thạch nói rằng không thể cho giặc giải hoà , liền tự mình hăng hái cầm quân tiến bước diệt giặc .
Chẳng may ông bị trúng tên của giặc mà hy sinh anh dũng .
Năm 1428 , ngay khi lên ngôi hoàng đế , Lê Lợi đã truy phong Lê Thạch là Nhập Nội Kiểm Hiệu Thái úy Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự , tước Trung Vũ Đại vương , được thờ tại Tẩm miếu .
Thân Phụ của ông cũng được tôn phong Lê Học Chiêu Hiếu Đại Vương .
Đồng thời ông được ban thưởng công thần khai quốc .
Đời vua Lê Thái Tông truy tặng ông Lương quận Trung Vũ vương .
Đời vua Lê Nhân Tông , tặng ông Quận công Trung dũng Anh nghị Chân híến đại vương .
Đời vua Lê Thánh Tông tặng ông Lương Quốc Công ,gia thuỵ Chân Hiến Túc vương .
LÊ LỢI
THÁI TỔ CAO HOÀNG ĐẾ
PHẠM NGỌC TRẦN
CUNG TỪ HOÀNG THÁI HẬU
TRỊNH THỊ NGỌC LỮ
THẦN PHI


Họ Lê húy Lợi , Vua sanh giờ tý ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu ( 1385 ) , niên hiệu Xương Phù thứ 9 nhà Trần , tại làng Chủ Sơn ( Thủy Chú ) , huyện Lôi Dương .
Lê Lợi là con trai thứ ba của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.

Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.

Mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú, v.v… chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.

Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

Sau Hội thề Đông Quan, ngày 29-12-1427, bại binh của giặc bắt đầu được phép rút quân về nước an toàn, đến ngày 3-1-1428, bóng dáng quân Minh cuối cùng đã bị quét sạch khỏi bờ cõi.

Ngày 15-4 năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi chính thức lên ngôi Vua tại địa Kính Thiên, xưng là “Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh vũ đại Vương” đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) đại xá thiên hạ, ban bố Bình Ngô đại cáo, đây chính là “Tuyên ngôn độc lập” lần thứ hai của Tổ quốc ta. Bình Ngô đại cáo mở đầu ghi:

“… Việc nhân nghĩa cót ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Xét như nước Đại Việt ta,

Thực là một nước văn hiến

Cõi bờ sông núi đã riêng

Phong tục Bắc Nam cũng khác…”

Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thảo là một thiên anh hùng ca tuyệt vời, bất hủ, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc ta.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời bàn: “Lê Thái Tổ từ khi lên ngôi đến khi mất, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học… cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp…”

Quân Minh chiếm được nước ta, chúng chia thành quận huyện để cai trị, chúng bắt nhân dân ta làm tôi tớ, thuế má lao dịch nặng nề, làm cho nhân dân ta vô cùng cực khổ.

Ngày Mậu Thân, tháng Giêng năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa, có quân sư Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô nhằm thu phục lòng người; Trần Nguyên Hãn (cháu nội của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán) và nhiều nhân tài, hào kiệt các nơi tham gia.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc kháng chiến trường kỳ, kéo dài suốt 10 năm. Có lúc nghĩa quân bị bao vây, quân tướng chỉ còn mấy trăm người, không có gì ăn phải đào củ chuối và giết ngựa cho quân sĩ ăn. Lê Lai đã cải trang giống Lê Lợi “Liều mình cứu chúa” để Lê Lợi thoát khỏi vòng vây tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Cuộc kháng chiến trường kỳ đó ban đầu là một cuộc chiến tranh nhân dân, dùng chiến thuật du kích để tiêu hao sinh lực địch, nghĩa quân mạnh dần lên, đã dùng kế sách “vây thành diệt viện” kết hợp thuyết phục giặc đầu hàng.
Quân ta bao vây thành Đông Quan (Hà Nội), Nhà Minh sai tướng An Viễn Hầu Liễu Thăng dẫn 10 vạn quân sang cứu viện, nghĩa quân đã tổ chức phục ở binh ải Chi Lăng (Lạng Sơn).
Tướng Trần Lựu đã chém đầu tướng Liễu Thăng. Quân ta đưa ấn tín cờ tiết của Liễu Thăng vào thành Đông Quan cho giặc Minh biết, tướng giặc Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng.

Ngày 16-12-1427, Lê Lợi - Nguyễn Trãi cho tướng Minh Vương Thông đến “Hội thề Đông Quan”, chúng nguyện xin hứa không bao giờ xâm phạm Đại Việt nữa.

Lê Lợi - Nguyễn Trãi lấy đức hiếu sinh, cấp lương thực cho 10 vạn quân Minh được an toàn rút quân về nước.

Ngày 3-1-1428, nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, lập nên triều đại Nhà hậu Lê.

Lê Thái Tổ mất ngày 22-8 năm Quý Sửu (1433) hưởng thọ 49 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn, Thanh Hóa, trị vì được 6 năm.
Đức Bà họ Phạm, húy là Ngọc Trần, người xã Quần Lại, huyện Lôi Dương, Thanh Hoá. Bà là một trong số các bà vợ của Lê Lợi. Khi Lê Lợi mới khởi nghĩa đánh giặc Minh phải di chuyển luôn, không ở yên một chỗ nào, bà lặn lội theo hầu, trải nhiều gian khổ. Bà sinh ra Nguyên Long (vua Thái Tông sau này) vào mùa đông năm Quí Mão (1423), tức là vào năm thứ 6 của cuộc khởi nghĩa.
Năm Ất Tỵ (1425), Bình Định Vương Lê Lợi vây thành Nghệ An, khi đến thành Trảo Khẩu ở Hưng Nguyên, nơi có đền thờ thần Phổ Hộ.
Ban đêm nhà vua nằm mộng thấy có vị thần đến bảo rằng: "Tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ xin phù hộ tướng quân diệt giặc Ngô, làm nên nghiệp đế". Hôm sau Bình Định Vương gọi các bà vợ đến, hỏi: "Có ai chịu đi làm vợ vị thần không? Sau này khi ta lấy được nước sẽ lập con của người ấy làm thiên tử". Các bà không ai nói gì, chỉ có bà Phạm khảng khái quỳ thưa: "Nếu minh công giữ lời hứa, thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên cơ nghiệp lớn chớ phụ con thiếp". Nhà vua khen ngợi và thương cảm, bèn nhận theo lời hẹn đó. Khi ấy Nguyên Long mới lên 3 tuổi, bà liền cho người hầu bế ẵm nuôi nấng. Nhà vua sai làm lễ tế thần, dùng bà làm vật tế. Đó là vào ngày 24 tháng 3 năm Ất Tỵ (1425). Khi Lê Lợi đã bình định được thiên hạ, lên ngôi vua, bảo với quần thần rằng: "Bà ấy đáng làm chúa cả trăm vị thần nước ta, không ai dám trái".
Bèn sai người rước quan tài về an táng ở Thanh Hoá.
Đi đến xã Thịnh Mỹ thì trời tối, chưa kịp qua sông phải ngủ trọ ở chợ. Đến đêm mối đùn lên quanh quan tài một đống đất cao, biến thành nấm mồ. Sứ giả thấy làm lạ, trở về tâu vua.
Vua chợt hiểu ra, nói: "Đó là vị thần đã làm theo lời hẹn", bèn bảo cứ để quan tài ở đó, dựng điện Hiếu nhân để thờ, đồng thời dựng miếu, đặt thần chủ ở Lam Kinh để cúng tế.
Đến năm Kỷ Dậu (1429) nhà vua cử quân vương Tư Tề là con trưởng đã lớn làm quốc vương, tạm coi việc nước. Tư Tề là người đã từng lăn lộn từ những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, đã từng cùng với Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin để thực hiện hoà ước với Vương Thông. Năm Nhâm Tý (1432) Quốc Vương Tư Tề đã đem quân đi đánh Châu Phục Lễ, bức hàng tù trưởng là Đèo Cát Hãn và con y là Đèo Mạnh Vượng. Cuối đời, vua Lê Thái Tổ nhiều bệnh, chính sự của nhà nước đều giao cho Vương quyết định. Nhưng vì Vương mắc chứng cuồng, giết bừa các tỳ thiếp, dần dần không hợp ý vua. Vua rất lo nghĩ đến trách nhiệm của người thừa kế.
Một hôm giữa trưa nằm ngủ, chợt mộng thấy bà Hoàng hậu Phạm Ngọc Trần than trách rằng: "Nhà vua phụ công của thiếp, từ hồi mới khởi nghĩa đã đem thiếp cho vị thần.
Nay được thiên hạ rồi, mà ơn thánh chẳng được hưởng". Vua tỉnh dậy, bồi hồi xúc cảm, bèn cho lập Nguyên Long làm con đích (Hoàng thái tử). Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyên Long được nối ngôi niên hiệu là Thái Tông. Tháng 6 năm Giáp Dần (1434) truy tôn mẹ là Phạm Ngọc Trần làm Cung từ quốc thái mẫu, thờ phụ ở Thái miếu.
Tháng 2 năm Đinh Tỵ (1437) truy tôn làm Cung từ Quang Mục quốc thái mẫu.
Tháng 12 năm Đinh Tỵ (1437) truy tôn làm Hoàng thái hậu.
Thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ nguyên sanh thái tử Lê Tư Tề , được vua cha phong làm thái tử lúc 10 tuổi , do ông không hiền nên bị vua cha giáng phong xuống chức Quận Ai Vương . ngày 20 tháng 10 năm Giáp dần , đức bà thăng hà , táng tại bổn quán , lăng hiệu Bái Cai Đề hương hỏa phụng sự .
Vua Lê Lợi sinh ra các vị :
1. LÊ HỮU LANG - Quốc vương Tư Tề
2. LÊ NGUYÊN LONG – Vua Lê Thái Tông
3. LÊ THỊ ĐÀO NỮ - Liễu Hạnh công chúa
4. LÊ THỊ NGỌC CHÂU – Trang Tử công chúa
TỔ 5
ĐỨC LAM QUỐC CÔNG HOẰNG DŨ VƯƠNG
LÊ TRỪ


Nguyên phối :
ĐỨC BÀ TRINH CẨN THÁI PHI
LÊ THỊ LĂNG


Họ Lê tên húy là Trừ , con thứ 2 của vua Hiển Tổ . Mẹ vua là đức bà Trịnh Thị Ngọc Thương , vua dời nhà về quê vợ ở châu Thái Nghiệp , đến năm Nhâm Tý ngày 29 tháng 11 , giờ ngọ vua băng hà , táng tại xứ Bình Phong , huyện Lương Giang , miếu hiệu là Mỵ Lăng . Ngày 10 tháng giêng năm Giáp Dần , vua Thái Tôn Văn Hoàng Đế tôn phong vương cho bác hiệu là Hoằng Dũ Vương .
Ngày 12 tháng 2 năm Giáp Dần , vua Thánh Tôn Thuần Hoàng Đế rước ngài về Giáp Thất ở làng Lam Sơn hương khói phụng sự .
Đức bà họ Lê tên húy là Lăng , người châu Thái Nghiệp . Nguyên sinh 4 người con trai :
- Con trưởng : LÊ KHÔI
- Con thứ : LÊ KHANG
- Con quý : LÊ KHIÊM 
- Con út : LÊ ĐẠO
Qua giờ Thân , ngày 27 tháng 7 năm Tân Sửu , đức bà thăng hà , táng tại quê nhà . Ngày 10 tháng giêng năm Giáp Dần , được tôn phong hiệu là Trinh Cẩn Thái Phi .
Đến đời vua Thánh Tông Thuần Hoàng đế, lại được tôn phong , miếu hiệu là Hoằng Khánh hương khói phụng sự .
TỔ 6
LÊ KHIÊM – XƯƠNG QUỐC CÔNG


Nguyên phối:
ĐỨC BÀ LÊ THỊ NGỌC LOAN


Trọng thần Triều LÊ SƠ , quê xã Xuân Lam , Thọ Xuân Thanh Hoá . Ông là cháu nội của Hoàng Khảo LÊ KHOÁNG , là con thứ 3 của Hoằng Dũ Vương LÊ TRỪ , cháu gọi Lê Thái Tổ bằng chú ruột .
Ông là em của của Chiêu Huy Đại Vương LÊ KHÔI và Hiển Công Vương LÊ KHANG , là anh của Thiếu Uý LÊ ĐẠO .
Ngay ngày đầu của Bình Định Vương LÊ LỢI dấy binh bình Ngô , ông đã tham gia và được phong đại tướng .
Do có nhiều công lao trong quá trình chống Minh , ông được phong đến chức tước Bình Xuân Hầu và được Triều Lê ban thưởng công thần khai quốc .
Năm Thiệu Bình thứ 1 ( 1434 ) , năm Giáp Dần , ngày mồng 5 tháng 2 đời vua LÊ THÁI TÔNG , phong ông làm ĐÔ ÁP NHA TRI tả ban sự , Năm Ất Mẹo 1435 , ông làm NHẬP NỘI THỊ SẢNH ĐÔ ÁP NHA tham dự triều chính .
Tháng 7 năm 1436 , ông làm THƯỢNG THƯ LỆNH TRI HẢI TÂY đạo quân dân bạ tịch , được đặc ân thưởng 100 mẫu quan điền và tăng chức 1 bậc ( 21 tháng giêng 1454 ) .
Sau khi ông mất , được gia phong Thái Uý Xương Quốc Công .
Các con của Tổ là Tả tướng Khắc Vũ hầu LÊ THẬP , hay LÊ CÔNG QUẬN , trấn thủ lộ Thăng Hoa , thừa tuyên Quảng Nam.LÊ VĂN CẢNH , LÊ THÔI , LÊ QUÝ THIÊNG đều là tiền hiền khai khẩn vùng đất mới Chiêm Động thuộc thừa tuyên Quảng Nam.
Đức bà Lê Thị Ngọc Loan quán tại xã Phân Dương , huyện Đường .Sinh hạ các vị::
1. LÊ THẬP ( LÊ CÔNG QUẬN )
Tả tướng Khắc Vũ hầu
2. LÊ CẢNH ( LÊ VĂN CẢNH )
Bình Chiêm Triệu Quận công
3. LÊ THÔI ( LÊ THÔI )
Bình Chiêm Triệu Quận công
4. LÊ THIÊNG ( LÊ QUÝ THIÊNG)
Bình Chiêm Triệu Quận công


 

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây